Trần Lân

Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an rà soát làm sạch 26 triệu hồ sơ khách hàng

NHNN phối hợp với Bộ Công an đã làm sạch 25 triệu hồ sơ khách hàng trong cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia. Hiện đang tiếp tục làm sạch 26 triệu hồ sơ.

Ngày 11/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023.

Đã làm sạch 25 triệu hồ sơ khách hàng

Tại họp báo, ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, nhà điều hành đã hoàn tất việc sửa đổi Thông tư 39, bổ sung thêm hoạt động cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử và sẽ sớm được ban hành trong thời gian tới.

“Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ 2 nghị định, trong đó có nghị định ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát các hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng”, ông Tuấn nói.

Trước bối cảnh mới của cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nổi lên của công nghệ tài chính - Fintech, chuyển đổi số trở thành lựa chọn bắt buộc đối với ngành ngân hàng Việt Nam, là hướng đi tất yếu giúp ngành ngân hàng thích ứng và vượt lên thách thức của bối cảnh 4.0.

Đáng chú ý, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước là một trong những bộ, ngành được Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao và biểu dương về tinh thần tích cực vào cuộc quyết liệt trong triển khai thực hiện Đề án 06.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Tổ Công tác của ngành ngân hàng miễn khai Đề án 06 và ban hành Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Đề án 06 giai đoạn 2022-2025 và Kế hoạch nhiệm vụ chi tiết từng năm.

Tài chính - Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an rà soát làm sạch 26 triệu hồ sơ khách hàng

Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023.

Ngày 24/4/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Lãnh đạo Bộ Công an đã ký Kế hoạch phối hợp thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06. Trong đó nêu cụ thể các nhiệm vụ, giao đơn vị đầu mối với sản phẩm đầu ra và thời hạn hoàn thành cụ thể. Đây là căn cứ quan trọng để các đơn vị thống nhất triển khai thực hiện.

Một số kết quả tích cực trong triển khai Đề án 06 như dịch vụ công của Ngân hàng Nhà nước (cấp chứng thư số cá nhân) đã hoàn thành kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chính thức tử tháng 12/2022.

Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với C06 – Bộ Công an đối soát, làm sạch 25 triệu hồ sơ khách hàng trong cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia. Hiện đang tiếp tục ra soát làm sạch 26 triệu hồ sơ khách hàng...

Về phía các ngân hàng, năm 2022 một số đơn vị như Vietcombank, BIDV, VietinBank... đã phối hợp với C06 - Bộ Công an hoàn thành triển khai thử nghiệm giải pháp ứng dụng xác thực qua thẻ CCCD gắn chip trong một số nghiệp vụ như xác thực, định danh khách hàng tại quầy giao dịch.

Đồng thời, sác thực, định danh khách hàng giao dịch tại ATM và đã bước đầu cung cấp dịch vụ thử nghiệm tại một số chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh từ tháng 5/2022, hiện đang triển khai mở rộng cho các tỉnh, thành phố.

Năm 2023, một số ngân hàng như Vietcombank đã lập kế hoạch triển khai chính thức giải pháp sử dụng thiết bị di động (do ngân hàng mua sắm cho nhân viên) cải đặt ứng dụng xác thực khách hàng qua thẻ CCCD gắn chip (giải pháp Match on Card – MoC) và cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân, bước đầu mở rộng cho toàn bộ chỉ nhánh trên địa bàn Hà Nội trong tháng 5/2023.

BIDV cũng đã hoàn thành 2 gói thầu mua sắm trang thiết bị để triển khai giải pháp xác thực khách hàng bằng CCCD gắn chip khi cung cấp dịch vụ rút tiền tại máy giao dịch tự động, xác thực khách hàng tại quầy...

Một số ngân hàng khác như Vietcombank, MB, PVComBank... đã phối hợp với C06 thử nghiệm hệ thống chấm điểm tín dụng công dân trên nền tảng dữ liệu dân cư. Ngoài ra, tại VietinBank, thực hiện chiến lược tài chính toàn diện của Chính phủ và góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đen, VietinBank triển khai các hoạt động cho vay bằng phương thức điện tử và đặc biệt là cho vay tín chấp đối với các món nhỏ.

Thông qua việc tiếp cận và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, VietinBank có thể đánh giá được khả năng trả nợ và đẩy nhanh quá trình phê duyệt khoản vay, góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đen.

Thanh toán không tiền mặt tăng 53,51%

Theo công bố của Bộ Thông tin và truyền thông, năm 2021, 95% tổ chức tín dụng đã và đang xây dựng, triển khai Chiến lược chuyển đổi số tại đơn vị mình. Nhiều tổ chức tín dụng chuyển đổi số ở top đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số.

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức tín dụng có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỉ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỉ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang nỗ lực hướng tới.

Công tác đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin được chú trọng. Các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt tăng cao về số lượng và giá trị giao dịch.

Tài chính - Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an rà soát làm sạch 26 triệu hồ sơ khách hàng (Hình 2).

Trong 3 tháng đầu năm 2023, thanh toán qua phương thức QR code tăng 160,71% về số lượng và 43,84% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Trong 3 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 53,51% về số lượng, qua kênh Internet tăng 88,11% về số lượng và 7,43% về giá trị, qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 65,55% và 13,31%.

Ngoài ra, thanh toán qua phương thức QR code tăng tương ứng 160,71% và 43,84%; qua POS tăng tương ứng 37,57% và 32,09%; giao dịch qua ATM giảm 2,37% về số lượng và 4,02% về giá trị, phản ánh xu hướng dịch chuyển sang thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt.

Tổng số lượng giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 8.55% về giá trị; qua Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 70,77% về số lượng và 18,55% về giá trị.

Ngân hàng Nhà nước tổ chức sự kiện Ngày chuyển đổi ngành Ngân hàng năm 2023 với chủ để thông điệp “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số" dự kiến vào ngày 18/5/2023.

Chủ đề này nhấn mạnh sự quyết tâm của ngành Ngân hàng trong việc tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 cũng như Kế hoạch phối hợp giữa Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước.

Trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch dữ liệu khách hàng và phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của ngành Ngân hàng (như chấm điểm tín dụng, xác thực khách hàng trực tuyến, xác thực thông tin đa chiều,..).

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023 gồm: Hội nghị chuyên đề: Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng – động lực thúc đẩy chuyển đổi số; Triển lãm trưng bày mô phỏng các sản phẩm dịch vụ nổi bật, tiêu biểu trong chuyển đổi số của các ngân hàng và một số tổ chức trung gian thanh toán.